Lịch sử khí tượng Bão_Chataan_(2002)

Biểu đồ thể hiện đường đi của bão; những dấu chấm màu đại diện cho vị trí bão và cường độ của nó trong thời gian sáu tiếng.
Thang bão Saffir-Simpson
ATNĐBNĐC1C2C3C4C5

Rãnh gió mùa đã tạo ra một vùng nhiễu động nhiệt đới ở phía tây nam Pohnpei vào ngày 27 tháng 6 năm 2002.[3] Hình thái này đã khiến các cơ quan khí tượng nhanh chóng lên kế hoạch ứng phó vào ngày hôm đó. Lúc 20 giờ theo giờ tiêu chuẩn quốc tế (UTC), Trung tâm Cảnh báo Bão Liên hợp (JTWC)[nb 2] đưa ra cảnh báo về sự hình thành vùng xoáy thuận nhiệt đới.[5] Sáng sớm ngày 28 tháng 6, Cục Khí tượng Nhật Bản (JMA)[nb 3] phân loại hình thái này là một áp thấp nhiệt đới gần quần đảo Mortlock thuộc Liên bang Micronesia.[6] Trong khoảng thời gian tương tự, JTWC cũng đề xướng phương án phòng chống bão.[3] Vào đầu ngày 29 tháng 6, JTWC đã cập nhật hình thái này thành Bão Nhiệt đới 08W[3] và ngay sau đó, JMA đặt tên cho hình thái là Bão Nhiệt đới Chataan.[6] Sau khi di chuyển theo hướng tây bắc, bão chuyển hướng sang phía đông và tiếp tục dọc theo hướng tây bắc vào ngày 30 tháng 6 do có vĩ độ ngựa ở phía bắc.[5][6] Hướng đi của bão thất thường vì cơn bão vẫn chưa tách khỏi rãnh gió mùa. Đến ngày 30 tháng 6, Chataan đã mạnh dần lên thành bão nhiệt đới dữ dội với sức gió duy trì tối đa trong 10 phút là 95 km/giờ (60 dặm/giờ).[6]

Chỉ trong ngày 1 tháng 7, hoàn lưu của hình thái trở nên mở rộng với hầu hết các đối lưu nằm ở phía tây trung tâm bão.[3] Ngày hôm sau, Chataan suy yếu một thời gian ngắn với cường độ 85 km/giờ (50 dặm/giờ), sau đó nó tăng cường độ một cách ổn định vào ngày 3 tháng 7[6] khi tâm bão đi qua rất gần Weno ở bang Chuck thuộc FSM. Vào tối 18 giờ UTC, JTWC đã cập nhật Chataan thành một cơn bão cuồng phong[3] và một ngày sau, JMA cũng làm theo khi cơn bão đang tiến đến Guam từ phía đông nam.[6] Khoảng 21 giờ 30 phút UTC ngày 4 tháng 7, mắt bão Chataan di chuyển qua phía bắc đảo Guam trong khoảng hai giờ. Dù vậy, tâm của bão lại không ảnh hưởng gì nhiều tới phía bắc của hòn đảo.[3]

Bão nhiệt đới dữ dội Chataan càn quét miền Đông Nhật Bản vào ngày 11 tháng 7

Sau khi tác động đến Guam, Chataan tiếp tục hướng về phía tây bắc và mạnh dần lên. Vào lúc 0 giờ UTC ngày 8 tháng 7, cuồng phong đạt cường độ cực đại 175 km/giờ (110 dặm/giờ duy trì liên tục trong 10 phút) khi ở gần đảo Okinotorishima của Nhật Bản.[6] JTWC ước định rằng Chataan đã đạt đến cường độ cực đại 240 km/giờ (duy trì 150 dặm/giờ trong 1 phút) khoảng 6 giờ trước đó. Dựa trên cơ sở đó, cơ quan khí tượng xếp hình thái vào loại siêu bão cuồng phong. Ngày 8 tháng 7, Chataan quay về hướng bắc xung quanh vĩ độ ngựa trong khi duy trì sức gió tối đa trong khoảng 18 giờ.[5] Vào ngày 9 tháng 7, cơn bão chuyển sang hướng đông bắc và cuối ngày hôm đó nó suy yếu thành cơn bão nhiệt đới dữ dội. Khoảng 15 giờ 30 phút UTC ngày 10 tháng 7, Chataan đổ bộ lên bán đảo BōsōHonshu với sức gió khoảng 100 km/giờ (duy trì vận tốc 65 dặm/giờ trong 10 phút). Cơn bão di chuyển ra ngoài khơi một thời gian ngắn trước khi đổ bộ lần thứ hai vào phía đông Hokkaido lúc 12 giờ UTC vào ngày 11 tháng 7,[6] đánh dấu cuộc đổ bộ tháng 7 đầu tiên lên hòn đảo này sau 28 năm.[7] Vài giờ sau, Chataan trở thành xoáy thuận ngoại nhiệt đới hoành hành ở biển Okhotsk thêm một thời gian trước khi biến mất gần Sakhalin vào ngày 13 tháng 7.[6]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bão_Chataan_(2002) http://www.wmo.ch/pages/prog/arep/ITWTCDR/ITWTCDR-... http://www.oanda.com/currency/historical-rates/ http://www.fm/news/kp/2006/Aug_06_1.htm http://www.fema.gov/news-release/chuuk-recovery-ef... http://www.fema.gov/news-release/individual-assist... http://www.fema.gov/news-release/typhoon-recovery-... http://www1.ncdc.noaa.gov/pub/orders/IPS-B6B5F093-... http://pubs.usgs.gov/fs/fs06103/pdf/fs061-03.pdf http://www.usgs.gov/newsroom/article.asp?ID=312 http://reliefweb.int/node/104577